Việc đảm bảo an toàn luôn là mục tiêu hàng đầu của ví điện tử SenPay nói riêng và các nhà cung cấp dịch vụ Tài chính – Ngân hàng nói chung. Thế nhưng, các vụ lừa đảo mất tiền của người dùng thi thoảng vẫn được báo cáo. Sự bảo mật - an toàn cao nhất của ngân hàng trực tuyến và ví điện tử chỉ có khi người dùng không trao chìa khoá vào tay kẻ lừa đảo.
Hầu hết các dịch vụ ví điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ Tài chính - Ngân hàng đều áp dụng các công nghệ vượt trội cũng như luôn tuân thủ công nghệ bảo mật xác thực 2 lớp, thế nhưng câu chuyện các kẻ lừa đảo rút tiền từ tài khoản khách hàng vẫn diễn ra. Tại sao lại thế? Các kẻ lừa đảo có khả năng nào siêu nhiên chăng? Không, nếu người dùng đừng “cộng tác” với kẻ lừa đảo, các hình thức bảo mật cao cấp hiện tại đủ sức bảo vệ trước mọi cuộc tấn công.
Những chiếc bẫy ngọt ngào
Tháng 5/2018, chị P.Huyền (TPHCM), bán Nấm Linh Chi trên Facebook, chị cho biết chiều thứ 6, có khách liên lạc qua Facebook, muốn mua 10 triệu tiền nấm. Khách nói đang ở nước ngoài nên yêu cầu chị cho số điện thoại, tài khoản để chuyển tiền trước. Thấy khách uy tín nên chị cung cấp, lập tức có số điện thoại đầu số như nước ngoài nhắn cho biết Western Union có chuyển tiền 10 triệu và yêu cầu làm đúng các thủ tục để nhận.
Tiếp theo đó, kẻ lừa đảo đã cung cấp một trang Western Union giả, đề nghị chị đăng nhập tài khoản ngân hàng vào. Nắm được tài khoản ngân hàng của chị Huyền, kẻ lừa đảo đã nhắn tiếp bằng đầu số giả nước ngoài, yêu cầu chị nhập mã OTP vào khung để nhận tiền. Khi vừa nhập mã OTP, lập tức 10 triệu đồng tài khoản chị bốc hơi.
Hay phương thức mới nhất hiện nay mà Ví điện tử SenPay cảnh báo rộng rãi đến khách hàng cũng như liên tục truyền thông hướng dẫn khách hàng của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ các thông tin cá nhân. Một số thủ đoạn thường thấy của các đối tượng này:
Gửi tin nhắn hướng dẫn cách thay đổi mật khẩu cho người dùng bằng số điện thoại cá nhân, không có thương hiệu của SenPay.